Thơ Bạn Đọc : Chùa Yên Phú


Chùa Yên Phú tên chử : Thanh Vân Cổ tự ; Khánh Hưng tự tại xã Liên Ninh - Thanh Trì - Hà Nội là một ngôi chùa thuộc loại lâu đời nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam với niên đại khoảng hơn 2000 năm và sư trụ trì đầu tiên là Sư bà Phương Dung(người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán vào những năm 40 đầu công nguyên ).Thực hiện chỉ đạo Thành ủy - UBNDTP Hà Nội, UBND Huyện Thanh Trì phối hợp với TƯGH Phật giáo Việt Nam và Viện nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện hàn lâm KHXHVN tổ chức hội thảo với chủ đề : " Sư bà Phương Dung đối với đạo pháp và dân tộc ". Tôi viết bài thơ này giới thiệu về ngôi chùa và công trạng của Sư bà Phương Dung . Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc :
CHÙA YÊN PHÚ
Thần phả kể rằng :
Ngay từ cuối thời Hùng Vương ( thứ 18 )
Một gia đình nọ họ Trương sinh thành (1)
Mấy người con trai là anh
Thêm cô út nữa điềm lành Phương Dung
Chim sa, cá lặn ai đồng ( bằng)
Nhưng lòng mộ Phật nguyện không lấy chông
Một lần cô cùng song thân
Đến châu Thường Tín ( nay là Liên Ninh - Thanh Trì ) dừng chân nơi này
Phong cảnh nơi đây đẹp thay
Cô đã ở lại chốn này chân tu
Sớm hôm hương khói phụng thờ
Tụng kinh, niệm Phật ước mơ những ngày...
Thanh Vân tự đó tên thay
Già lam tổ tự từ rày - Phương Dung (2)
Chốn này ( chùa ) linh hiển vô cùng
Giờ Mùi ngày nọ ra sông ( Kim Ngưu) tắm mình
Từ đâu một đám mây linh ( lành)
Sà ngay xuống đấy cuộn mình cô đang...
Đêm về cô mộng rõ ràng
Thủy thần giáng thế cô đang thêm người (3)
Hai chàng trai nữa - con nuôi
Trung Vũ - Đài Liệu đây rồi hiên ngang
Mệnh Thiên đình đó rõ ràng
Giúp Dân, giúp Nước kinh bang độ đời
Thời giam cứ thế dần trôi
Mẹ con bà với những người dân đây
Chuyên cần lao động đêm ngày
Ngăn lũ , chống hạn, trồng cây xây đời
Anh em Vũ - Liệu không ngơi
Binh thư, võ luyện không rời chẳng quên
Năm Ba Chín đầu Công nguyên
Nhà Hán đô hộ khắp miền lầm than
Mẹ con bà đã sẵn sàng
Bà Trưng dấy nghĩa hiên ngang góp phần(4)
Tụ binh với mấy ngàn quân
Sức người sức của nhân dân nơi này
Cùng nghĩa quân Hai Bà đây
Đuổi quân Tô Định ra ngay biên thùy
Tích chùa xưa cũ còn ghi
Thưởng công Vua cấp tức thì ba trăm ( 300 mẫu )
Miễn luôn phu phen hàng năm
Cả làng Yên Phú hưởng phần Vua ban(5)
Và rồi theo đó thời gian
Thanh Vân cổ tự tiếng vang khắp miền
Lại những ngày tháng bình yên
Tiếng chuông, tiếng mõ ngày đêm vui đời
Một ngày nọ đám mây trôi
Ngang qua xuống đón về Trời - bà Dung ( sư Phương Dung )
Hai con Vũ - Liệu hóa cùng(6)
Vua được tin báo rưng rưng lệ nhòa
Ghi công tước hiệu ban ra
Danh là Công chúa cho bà Phương Dung (7)
Hai con Đài Liệu - Vũ Trung
Thành Hoàng Bản cảnh song cùng cả hai (8)
Trải qua những tháng năm dài
Hưng suy, trầm bổng, đậm phai tùy thời(9)
Mạch nguồn Phật Pháp không nguôi
Hai ngàn năm vẫn luân hồi đến nay
Và rồi Thầy đã về đây ( TT Thích Thọ Lạc)
Già lam chốn tổ nơi này phục hưng
Năm Hai Lẽ Tám (2008) khởi công
Năm Hai Mười Một(2011) dựng xong - khánh thành
Khuôn viên đẹp tựa bức tranh
Ba tòa ở giữa lạc thành nguy nga
Ngày ngày chuông ,mõ ngân xa
Câu kinh , tiếng kệ quyện hòa niềm vui
Chùa quê Yên Phú người ơi
Đạo - Đời gắn bó ngàn đời vẫn luôn... !

Chú dẫn:
(1&2 )Theo phả tích sư bà Phương Dung con ông Trương Công Điều và bà Phùng Thi Huệ người ở làng Lưu Xá, huyện Thượng Hiền, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam Hạ . Chùa Yên Phú là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong lịch sử PGVN vói niên đại khoảng 2000 năm và sư bà Phương Dung là vị tổ sư của ngôi chùa này.
(3) Theo thần phả ghi lại : Hai vị Trung Vũ và Đài Liệu là do thủy thần xuất thế vào ngày 22 - 4 năm Quý Tỵ
(4&5) Năm 40 bà Phương Dung cùng hai người con nuôi là Trung Vũ và Đài Liệu đã chiêu mộ mấy ngàn binh sĩ lên đường nguyện đứng dưới cờ nghĩa của Hai Bà Trưng giết giặc Hán trả nợ nước , hai ông được phong Tả tướng quân và Hữu tướng quân đi đánh quân Tô Định . Giặc tan Trưng Nữ lên ngôi Vua đã thưởng công cho 3 mẹ con bà và cấp 300 mẫu ruộng để hàng năm lo Phật sự của chùa đồng thời miễn phu phen tạp dịch cho dân làng Yên Phú.
(6) Theo thần phả sau khi bà mất , hai con cũng hóa vào ngày 7 -11 al , đây vừa là ngày húy kỵ tổ sư vừa là lễ hội hàng năm của làng Yên Phú.
(7&8) Sau khi bà mất và hai con nuôi cùng hóa nhà Vua đã phong tước cho bà là Công chúa và hai con Trung Vũ - Đài Liệu là Bản cảnh thành hoàng .Cùng với thời gian các triều đại PK Việt Nam ghi nhận công đức này của mẹ con sư bà qua 23 sắc phong còn lưu giữ tại chùa : bản cổ nhất vào năm 1647 và bản cuối cùng vào 1924. Năm Thiên phúc đời vua Lê Đại Hành thấy 3 vị có công lớn với đất nước bèn phong bà là Hoàng Thái Hậu Tuệ Tĩnh phu nhân và 2 con là Bản Cảnh thành hoàng linh phù chi thần .
(9) Năm 1789 vua Quang Trung đã chọn Yên Phú làm điểm tập kết quân để đánh đồn Ngọc Hồi góp phần làm nên chiến thắng Đống Đa giải phóng Thăng Long .
Trong k/c chống Pháp 1946 - 1954 chùa là cơ sở nuôi dấu cán bộ cách mạng, sau k/c nhà chùa được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất và năm 1988 chùa đã được Bộ Văn Hóa công nhận và cấp Bằng công nhận DTLSQG .
Ngày 20 - 3 -2021
(Nhằm ngày 8 - 2 Al)
Nguyễn Huy Hòa - Đạo tràng Phổ Hiền - Chùa Đại Tuệ - Nghệ An .